BỘ MÔN TRUYỀN SỐ LIỆU & MẠNG MÁY TÍNH |
I. GIỚI THIỆU
|
* GIỚI THIỆU Bộ môn Truyền số liệu và Mạng máy tính trực thuộc khoa Điện tử viễn thông, trường Đại học Sài Gòn.
Nhiệm vụ của bộ môn Truyền số liệu và Mạng máy tính là giảng dạy và nghiên cứu những kỹ thuật và công nghệ truyền số liệu và những nguyên lý của mạng máy tính, cách thiết kế, xây dựng một hệ thống mạng từ mạng nội bộ cho đến mạng diện rộng. Đồng thời bộ môn cũng phụ trách giảng dạy và nghiên cứu công nghệ Vạn vật kết nối (IoT - Internet of Things), và bảo mật mạng máy tính.
Bên cạnh đó, bộ môn còn hợp tác với các tổ chức nghiên cứu và sản xuất bên ngoài để phát triển ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp.
* NHÂN SỰ BỘ MÔN:
Đội ngũ cán bộ của bộ môn TSL&MMT bao gồm:
• Phó Giáo sư: 02
• Tiến sĩ: 01
• Thạc sĩ: 01
|
|
|
|
|
TS. Bùi Công Giao Trưởng Bộ môn
Email: bcgiao@sgu.edu.vn
|
|
|
|
|
Ths. Trần Minh Nhật Giảng viên
Email: tranminhnhat@sgu.edu.vn
|
PGS.TS. Nguyễn Xuân Sáng Giảng viên
Email: sangnguyen@sgu.edu.vn
|
PGS.TS. Nguyễn Việt Long Giảng viên
Email: nguyenvietlong@sgu.edu.vn
|
* CÁC PHÒNG THÍ NGHIỆM Phòng thí nghiệm của Bộ môn Truyền số liệu và Mạng máy tính tại Trường Đại học Sài Gòn là nơi tập trung các thiết bị hiện đại và các kỹ sư chuyên nghiệp, nhằm đảm bảo việc nghiên cứu và đào tạo trong lĩnh vực điện tử được thực hiện hiệu quả và chất lượng cao. Phòng thí nghiệm đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực điện tử, giúp cho các sinh viên có thể học tập và nghên cứu một cách hiệu quả và chuyên nghiệp.
|
II. ĐÀO TẠO:
|
Chương trình đào tạo bậc đại học của Trường Đại học Sài Gòn có chất lương giảng dạy cao, được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nhân lực trong lĩnh vực điện tử.
Chương trình đào tạo bậc đại học của Trường Đại học Sài Gòn bao gồm nhiều môn cốt lõi, gồm có lý thuyết điện tử và các công nghệ liên quan. Sinh viên cũng có cơ hội tiếp cận với các thiết bị, công cụ và phần mềm mới nhất để hỗ trợ cho quá trình học tập và nghiên cứu của mình.
Danh sách các học phần do Bộ môn TSL&MMT quản lý:
|
TT |
Mã học phần |
Tên học phần |
Số tín chỉ |
1 | 850016 | Kỹ thuật lập trình và ứng dụng | 3 |
2 | 849001 | Lập trình hướng đối tượng và ứng dụng | 3 |
3 | 850313 | Lập trình mạng ứng dụng | 3 |
4 | 850318 | Lập trình cơ sở dữ liệu | 3 |
5 | 850428 | Lập trình trên thiết bị di động | 3 |
6 | 850322 | Cấu trúc dữ liệu và giải thuật ứng dụng | 3 |
7 | 850412 | Kiến trúc và tổ chức máy tính | 3 |
8 | 850305 | Truyền số liệu và mạng máy tính | 3 |
9 | 850317 | Mạng máy tính và truyền số liệu nâng cao | 3 |
10 | 852303 | Dịch vụ mạng máy tính & truyền số liệu nâng cao | 3 |
11 | 850319 | An ninh mạng | 3 |
12 | 850311 | Xử lý ảnh | 3 |
13 | 850312 | Xử lý tiếng nói | 3 |
14 | 850323 | Điều khiển dùng WebServer | 3 |
15 | 850417 | Học máy | 3 |
16 | 850418 | Công nghệ chuỗi khối | 3 |
|
Cơ hội nghề nghiệp của người học các học phần được giảng dạy bởi bộ môn Truyền số liệu và Mạng máy tính:
      - Chuyên viên xây dựng và phát triển các ứng dụng truyền thông: VoIP, hội nghị truyền hình
      - Chuyên viên quản trị mạng và hệ thống tại các ngân hàng, các trung tâm dữ liệu, các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP), và dịch vụ truyền hình cáp
      - Chuyên viên thiết kế mạng chuyên nghiệp: xây dựng các mạng máy tính an toàn, hiệu quả cho các đơn vị có yêu cầu
      - Chuyên viên phát triển ứng dụng trên di động và mạng không dây
      - Chuyên viên lập trình nhúng
|
III. NGHIÊN CỨU:
       Hướng nghiên cứu: Truyền số liệu, Lập trình nhúng, An ninh mạng,…
|
IV. NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÁY TÍNH:
Bộ môn Truyền số liệu và Mạng máy tính phụ trách chính việc giảng dạy và nghiên cứu ngành Công nghệ Kỹ thuật Máy tính (CNKTMT) thuộc khoa Điện tử viễn thông, trường Đại học Sài Gòn. Ngành CNKTMT là ngành học có sự kết hợp kiến thức của cả hai lĩnh vực Điện tử – Truyền thông và Công nghệ thông tin. Ngành này được đào tạo chuyên sâu về một trong ba lĩnh vực chính: Lập trình hệ thống nhúng, quản trị mạng máy tính và thiết kế chip bán dẫn. Đặc biệt là lĩnh vực thiết kế chíp bán dẫn đang có sự đầu tư nghiên cứu rất lớn của các nước có nền công nghiệp phát triển như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan…. và các nước trong khối ASEAN như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, và Philippines.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành CNKTMT sẽ có cơ hội trở thành chuyên viên lập trình nhúng; chuyên viên quản lý và an ninh mạng, thiết kế, chế tạo các thiết bị phần cứng, đặc biệt là thiết kế chip bán dẫn làm việc trong các công ty về phần cứng cũng như phần mềm máy tính; cán bộ nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin ở các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng, các công ty trong nước và nước ngoài... với mức lương hấp dẫn.
|