BỘ MÔN ĐIỆN TỬ

I. GIỚI THIỆU

* GIỚI THIỆU
Bộ môn Điện tử trực thuộc khoa Điện tử viễn thông, Trường Đại học Sài Gòn.

Nhiệm vụ của bộ môn Điện tử là giảng dạy và đào tạo các môn liên quan đến chuyên ngành điện tử cho sinh viên đại học và cao học. Ngoài ra, Bộ môn còn nghiên cứu các đề tài và thiết kế mạch điện tử, vi mạch, hệ thống nhúng, hệ thống trên chip, hệ thống xử lý tín hiệu, và hệ thống điện tử y sinh.

Bên cạnh đó, Bộ môn còn hợp tác với các tổ chức nghiên cứu và sản xuất bên ngoài để phát triển ứng dụng trong sản xuất công nghiệp, quân sự, các hệ hệ thống kiểm định an toàn cho PCCC.

* NHÂN SỰ BỘ MÔN ĐIỆN TỬ:
Đội ngũ đào tạo chất lượng.
    Mục tiêu của bộ môn Điện tử là đào tạo những sinh viên có kiến thức cơ sở, chuyên môn, kỹ năng thực hành nghề nghiệp ngành điện, điện tử; có năng lực nghiên cứu, xây dựng và phát triển các ứng dụng trên các hệ thống kỹ thuật điện, điện tử thưc tế trong các doanh nghiệp. Sinh viên sẽ được học các môn học tiên quyết như Điện tử số, Kỹ thuật Vi xử lý, Lý thuyết Diều khiển tự động,... Từ các môn tiên đề này sinh viên sẽ phát triển hoàn thiện kỹ năng của mình thông qua các môn chuyên ngành như thiết kế vi mạch, thiết kế hệ thống nhúng, robot công nghiệp, ..v.v.

Đội ngũ cán bộ của bộ môn Điện tử bao gồm:

• Tiến sĩ: 03

• Nghiên cứu sinh: 02

• Thạc sĩ: 02

TS. Nguyễn Huy Hùng
Phó Khoa. Trưởng Bộ môn
Email: nghhung@sgu.edu.vn
ThS.Nguyễn Hữu Phúc
Phó Khoa
Email: phuc.nh@sgu.edu.vn
ThS. Lê Quốc Đán
Giảng viên
Email: danle@sgu.edu.vn
TS. Trịnh Hoài Ân
Giảng viên
Email: an.th@sgu.edu.vn
ThS. Nguyễn Thị Thu Hằng
Phó trưởng Bộ môn
Email: hangntt@sgu.edu.vn
ThS. Nguyễn Thị Hậu
Giảng viên
Email: hau.nt@sgu.edu.vn
TS. Huỳnh Lê Minh Thiện
Giảng viên
Email: leminhthien.huynh@sgu.edu.vn

* CÁC PHÒNG THÍ NGHIỆM
Phòng thí nghiệm của Bộ môn Điện tử tại Trường Đại học Sài Gòn là nơi tập trung các thiết bị hiện đại và các kỹ sư chuyên nghiệp, nhằm đảm bảo việc nghiên cứu và đào tạo trong lĩnh vực điện tử được thực hiện hiệu quả và chất lượng cao. Phòng thí nghiệm đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực điện tử, giúp cho các sinh viên có thể học tập và nghên cứu một cách hiệu quả và chuyên nghiệp.

II. ĐÀO TẠO:

* ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
Chương trình đào tạo bậc đại học của Trường Đại học Sài Gòn có chất lương giảng dạy cao, được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nhân lực trong lĩnh vực điện tử.

Chương trình đào tạo bậc đại học của Trường Đại học Sài Gòn bao gồm nhiều môn cốt lõi, gồm có lý thuyết điện tử và các công nghệ liên quan. Sinh viên cũng có cơ hội tiếp cận với các thiết bị, công cụ và phần mềm mới nhất để hỗ trợ cho quá trình học tập và nghên cứu của mình.

Danh sách các học phần do Bộ môn Điện tử quản lý

TT Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ
1850403Linh kiện và mạch điện tử 13
2850021Điện tử số3
3850302Kỹ thuật vi điều khiển3
4850439Thực hành vi điều khiển1
5850407Linh kiện và mạch điện tử 23
6850408Cơ sở điều khiển tự động 3
7850409Kỹ thuật đo lường và cảm biến 3
8850029Thực hành điện- điện tử 2
9850410CAD và ứng dụng 3
10850038Đo lường cảm biến & điều khiển dùng máy tính 3
11850411Tín hiệu và hệ thống3
12850404Tiếng Anh chuyên ngành3
13851401Thị giác máy tính và ứng dụng3
14850416Robot công nghiệp3
15850420Xử lý số tín hiệu3
16851402Thiết kế logic số 3
17851403Thí nghiệm điện tử 22
18850310Thiết kế vi mạch số 3
19850324Kỹ thuật IoT3
20850413Thiết kế hệ thống nhúng3
21850415Điều khiển thích nghi3
22850414Điện tử y sinh3
23851404Thực tế chuyên môn ngành điện tử2
24851405Chuyên đề tốt nghiệp điện, điện tử 13
25851406Chuyên đề tốt nghiệp điện, điện tử 23
26851407Chuyên đề tốt nghiệp điện, điện tử 34

III. NGHIÊN CỨU:

GIẢNG VIÊN HƯỚNG NGHIÊN CỨU
TS. Nguyễn Huy Hùng Điện tử công suất, Lý thuyết điều khiển, Hệ thống điều khiển tự động công nghiệp (Industrial control system), Hệ thống cơ điện tử, Robotics…
TS. Huỳnh Lê Minh Thiện Điều khiển chất lượng điện
Năng lượng tái tạo
Xe điện
TS. Trịnh Hoài Ân -Các ứng dụng của pin nhiên liệu (Fuel cell applications).
-Xe điện (Electric Vehicles).
-Hệ thống nguồn điện lai (Hybrid Power System).
-Chiến lược quản lý năng lượng (Energy Management Strategy).
- Điều khiển phi tuyến và điều khiển thông minh (Nonlinear and Intelligent Control).
-Hệ thống truyền động điện-thủy lực (Electro-hydraulic actuator).
- Digital Twins.