TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
ĐƠN VỊ: KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

GIỚI THIỆU CHUNG

 

1.     Giới thiệu khái quát về đơn vị

1.1.         Khoa điện tử viễn thông

Ngày 01/10/2010, Hiệu Trưởng Trường Đại học Sài Gòn đã ký quyết định thành lập Khoa Điện tử viễn thông, và có nhiệm vụ tổ chức nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng theo các ngành Cơ điện tử, Điều khiển và Tự động hóa, Kỹ thuật Điện, Điện tử, viễn thông và công nghệ kỹ thuật máy tính.

Lô-gô nhận dạng thương hiệu khoa điện tử viễn thông

Khoa tổ chức thành bốn bộ môn: Điện; Điện tử; Truyền số liệu & Mạng máy tính và Viễn thông, để triển khai đào tạo bốn mã ngành đào tạo là Kỹ thuật Điện; Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông; Công nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử và Công nghệ kỹ thuật Điện tử - Viễn thông; và tiếp tục mở thêm ngành công nghệ kỹ thuật máy tính.

Sơ đồ tổ chức Khoa Điện tử viễn thông trường đại học Sài Gòn

Văn phòng khoa có hai chuyên viên, hội đồng khoa học và đào tạo cấp khoa được thành lập để quyết định các vấn đề lớn về nghiên cứu khoa học và đào tạo cấp khoa.

Tính đến tháng 12/2018, khoa đã có 25 người, 23 giảng viên, 2 chuyên viên, trong đó có 7 tiến sĩ, 19 thạc sĩ, Ban chủ nhiệm khoa có 3 người, 1 Trưởng Khoa và 2 Phó Trưởng Khoa. Số giảng viên có trình độ sau đại học là 25/25chiếm tỷ lệ là 100%, trong đó số tiến sỹ là 7/25 chiếm tỷ lệ là 29%.

Khoa đã triển khai xây dựng được một phòng thí nghiệm thực hành hệ thống mạng viễn thông giai đoạn đầu trên cơ sở tiếp nhận nguồn thiết bị tài trợ của các đơn vị VNPT mà khoa có mối quan hệ và lập kinh phí trang bị dần theo năm, đồng thời nghiên cứu hệ thống thí nghiệm thực hành của Đức để lập dự án đầu tư xây dựng trung tâm thí nghiệm thực hành hiện đại cho khoa.

1.2.         Triết lý giáo dục

Với năng lực hiện có, Khoa Điện tử viễn thông định hướng xây dựng triết lý giáo dục dựa trên nền tảng triết lý giáo dục của trường Đại học Sài Gòn, kết hợp với 4 trụ cột của giáo dục theo đề xuất của UNESCO (học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để làm người- học để tự khẳng định).

Phát biểu triết lý giáo dục khoa là: “Rèn đức, luyện tài, vững bước, hội nhập”

+ Rèn đức:

Nhằm xây dựng cho người học thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn để giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Hình thành cho người học nhu cầu, động cơ phấn đấu, rèn luyện đúng, làm cho mỗi người có ý thức làm chủ, ham học hỏi, cầu tiến bộ, vươn lên, tự khẳng định mình.

Trong quá trình đào tạo, khoa Điện tử viễn thông lồng ghép nội dung giảng dạy đạo đức nghề nghiệp người người kỹ sư thông qua toàn bộ các học phần, nhất là các học phần đầu khóa học như Công tác kỹ sư, An toàn lao động, Giao tiếp và truyền thông, phương pháp nghiên cứu khopa học chuyên ngành kỹ thuật, nhằm cam kết đào tạo người kỹ sư đủ đức, tuân thủ quy định pháp luật, có đầy đủ kỹ năng giao tiếp, làm việc vì lợi ích của mọi người, nhiệt tình, hòa đồng tập thể.

+ Luyện tài:

Thông số để đánh gía chất lượng đào tạo thường được các đơn vị sử dụng học viên tốt nghiệp là sự thích ứng của người học trong quá trình giải quyết các công việc chuyên môn trong môi trường làm việc có nhiều biến đổi, đối với người học khối ngành kỹ thuật thì trình độ tay nghề thực hành là yếu tố quan trọng nhất.

Kỹ sư, như những người thực hành kỹ thuật, do vậy khoa chủ trương phát triển chương trình đào tạo tích hợp, theo hướng tiếp cận CDIO, hình thành ý tưởng - thiết kế - triển khai - vận hành, các học phần Thực hành, thí nghiệm, đồ án, chuyên đề nhằm giúp sinh viên có kỹ năng nghề nghiệp tốt, vững chắc. Đề cương các học phần được tích hợp cả về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức và năng lực sinh viên, có quy định việc đánh giá chi tiết kết quả học tập.

Thông qua môi trường học tập, không gian đào tạo và trải nghiệm thực tế tại các đơn vị sản xuất như: nhà máy điện, VNPT các tỉnh thành, các công ty công nghệ cao, khoa luôn đặt tiêu chí người kỹ sư trước hết phải là người “kỹ sư thực hành” vững nghề, vươn lên làm chủ khoa học, làm chủ công nghệ.

+ Vững bước:

Giáo dục là nền tảng của văn hóa, là sự hội tụ của năng lực làm người, trình độ chuyên môn, năng lực làm nghề, mỗi người học vừa là sản phẩm trí thức tương ứng với chức năng đào tạo, nghiên cứu của Khoa. Việc học không chỉ là thụ động tiếp thu kiến thức mà người học được kích thích việc tìm tòi, phát triển sức sáng tạo, khám phá năng lực chính bản thân.

Trên nền tảng kiến thức chuyên môn, mỗi người học hoàn toàn tự tin phát triển tư duy độc lập, sáng tạo sẵn sàng đương đầu mọi cơ hội, thách thức, làm chủ cuộc sống bản thân, làm chủ khoa học công nghệ và góp phần phát triển xã hội.

+ Hội nhập:

Toàn cầu hóa và cuộc cách mang công nghệ 4.0, sự hình thành công đồng các nước đông nam á, đang diễn ra mạnh mẽ và là một xu thế tất yếu đối với sự phát triển của thế giới ngày nay. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức cho sự phát triển của của mỗi quốc gia, nếu không nắm bắt thời cơ sẽ bị tụt hậu rất xa trên con đường tiến tới văn minh nhân loại. Đảng và Nhà nước ta đã xác định khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu trong chính sách phát triển quốc gia.

Với phương châm đào tạo toàn diện, tạo tư duy độc lập, sáng tạo, sau quá trình học tập tại Khoa Điện tử viễn thông, người học được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng nghiên cứu tự chủ, sẵn sàng nắm bắt cơ hội hội nhập, giao lưu học tập kinh nghiệm, tiếp thu những thành tựu khoa học thế giới, chuyển giao công nghệ, phục vụ cho sự phát triển của đất nước.

          Thực hiện chỉ thị 6036/CT-BGDĐT ngày 29/11/2011 của Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học trong năm học 2011- 2012 “Triển khai đào tạo theo nhu cầu xã hội”, Khoa Điện tử viễn thông luôn chủ động phối hợp để các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo, gắn kết chặt chẽ đào tạo với thực tiễn xã hội và sử dụng nhân lực. Khoa Điện tử viễn thông không ngừng hoàn thiện triết lý giáo dục “Rèn đức, luyện tài, vững bước, hội nhập” để người học có được kỹ năng cứng, kỹ năng mềm cần thiết sau khi tốt nghiệp, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của xã hội cũng như nắm bắt được những biến đổi nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và có thể làm chủ, dẫn dắt sự thay đổi cần thiết theo hướng tích cực.

1.3.         Sứ mạng và tầm nhìn

Hướng theo sứ mạng của trường đại học Sài Gòn là phấn đấu phát triển theo định hướng một đại học nghiên cứu - ứng dụng, sứ mệnh và tầm nhìn đến năm 2030, Khoa Điện tử viễn thông khẳng định sứ mạng và tầm nhìn của khoa như sau:

Sứ mệnh: "Xây dựng khoa thành một đơn vị nghiên cứu đào tạo kỹ sư và thạc sỹ có chất lượng tốt ngang tầm với các khoa cùng chuyên ngành trong trường đại học trọng điểm, có uy tín và truyền thống lâu đời, tại thành phố Hồ Chí Minh và tiếp cận ngang bằng với các nước trong khu vực. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về các lĩnh vực kỹ thuật điện, điện tử, viễn thông và máy tính, phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước".

Tầm nhìn đến năm 2030:

+Mục tiêu đến năm 2030: Xây dựng khoa thành một khoa nằm trong nhóm đầu của khối trường đại học tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh về nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực điện, điện tử, viễn thông và công nghệ máy tính, tiếp cận với các đại học danh tiếng trong khu vực, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

+    Định hướng phát triển: Tập trung xây dựng và phát triển khoa theo mô hình 4 bộ môn, phát triển lực lượng giảng viên có học vị tiến sĩ, xây dưng trung tâm thí nghiệm thực hành hiện đại, triển khai đào tạo 5 ngành kỹ sư đại học, 2 ngành thạc sỹ, thuộc lĩnh vực điện, điện tử, viễn thông và công nghệ máy tính, đạt trình độ chuẩn quốc gia và hướng đến chuẩn quốc tế, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu học thuật, đổi mới phương pháp giảng dạy và mở rộng quan hệ hợp tác với các trường đại học trong nước và trên thế giới.

1.4.         Danh sách viên chức cơ hữu khoa điện tử viễn thông

Tính đến tháng 12/2018, khoa đã có 25 người, 23 giảng viên, 2 chuyên viên, phân chia thành 4 bộ môn, và tổ văn phòng có 2 viên chức, 100% viên chức khoa đều có trình độ chuyên môn thạc sĩ, 7 giảng viên có học vị tiến sĩ được chỉ định phụ trách các ngành đào tạo kỹ sư. Danh sách biên chế giảng viên theo bộ môn như bảng sau:

TT Họ và tên Năm sinh Giới tính Chức vụ Chức danh Trình độ chuyên môn Chuyên ngành
Bộ môn Điện
1Nguyễn Duy Phương1986NamGiảng viênGiảng viên (hạng III)Thạc sĩKỹ thuật Điện - Thiết bị mạng và Nhà máy điện
2Trương Tấn1983NamGiảng viênGiảng viên (hạng III)Thạc sĩ Kỹ thuật Điện
3Nguyễn Xuân Tiên1965NamTrưởng bộ môn ĐiệnGiảng viên (hạng III)Tiến sĩKỹ thuật Cơ Điện tử
4Trần Quang Vinh1985NamGiảng viênGiảng viên (hạng III)Tiến sĩKỹ thuật điện điện tử
Bộ môn Điện tử
5Nguyễn Hữu Phúc1977NamGiảng viênGiảng viên (hạng III)Thạc sĩ Tự động hóa
6Nguyễn Thị Thu Hằng1976NữPhó Trưởng bộ môn Điện tửGiảng viên (hạng III)Thạc sĩ Kỹ thuật - Điện - Điện tử
7Lê Quốc Đán1971NamGiảng viênGiảng viên (hạng III)Thạc sĩ Kỹ thuật - Điện - Điện tử
8Huỳnh Lê Minh Thiện1979NamGiảng viênGiảng viên (hạng III)Tiến sĩ Kỹ thuật Điện tử
9Nguyễn Huy Hùng1974NamPhó trưởng khoa
Trưởng bộ môn điện tử
Giảng viên (hạng III)Tiến sĩ Thiết kế điều khiển cơ khí tự động
Bộ môn Viễn thông
10Nguyễn Xuân Sáng1982NamGiảng viênGiảng viên (hạng III)Phó Giáo sư Tiến sĩ Vật lý Điện tử
11Hồ Văn Cừu1964NamTrưởng khoaGiảng viên (hạng II)Tiến sĩ Mạng và Kênh thông tin
12Trịnh Hoài Ân1990NamGiảng viênGiảng viên (hạng III)Tiến sĩ Kỹ thuật Điện tử
13Nguyễn Thị Hậu1984NữGiảng viênGiảng viên (hạng III)Thạc sĩKỹ thuật Điện tử
14Lê Hoàng Hiệp1982NamGiảng viênGiảng viên (hạng III)Tiến sĩKỹ thuật Viễn thông
15Nguyễn Hồng Nhu1971NamTrưởng bộ môn Viễn thôngGiảng viên (hạng III)Tiến sĩ Kỹ thuật Điện tử
16Nguyễn Nhật Tiến1981NamGiảng viênGiảng viên (hạng III)Tiến sĩ Kỹ thuật viễn thông
17Dương Hiển Thuận1975NamGiảng viênGiảng viên (hạng III)Thạc sĩ Nghiên cứu sinhKỹ thuật Viễn thông
18Nguyễn Việt Long1976NamGiảng viênGiảng viên (hạng III)Tiến sĩ Khoa học Vật liệu
Bộ môn Truyền số liệu và Mạng máy tính
19Bùi Công Giao1968NamTrưởng bộ môn truyền số liệu & Mạng máy tínhGiảng viên (hạng III)Tiến sĩ Quản trị thông tin
20Trần Minh Nhật1975NamGiảng viênGiảng viên (hạng III)Thạc sĩ Nghiên cứu sinh Công nghệ thông tin
Văn phòng Khoa
21Phan Quốc Cường1975Namchuyên viên chuyên viênThạc sĩQuản lý giáo dục
22Lê Thị Thùy Mai1975Nữchuyên viên chuyên viênThạc sĩVật lý

2.     Cơ sở pháp lí xây dựng chiến lược

-      Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14/62005 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

-      Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục số 44/2009/QH12 ngày 25/11/2009 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

-      Luật Giáo dục Đại học số 08/2012/QH13 ngày 18/6/2012 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

-      Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban chấp hàng trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

-      Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lí, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

-      Quyết định số 2631/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

-      Nghị định số 99/2014/NĐ-CP ngày 25/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy định đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học.

-          Quyết định số 1174/QĐ-UBND ngày 17/3/2008 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Sài Gòn.

-      Kế hoạch số 1309/KH-UBND ngày 28/3/2014 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

-      Quyết định số 2804/QĐ-UBND ngày 30/5/2017 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020.

-      Quyết định số 36/QĐ-ĐHSG ngày 04/01/2018 của Trường Đại học Sài Gòn về việc Chiến lược phát triển trường Đại học Sài Gòn đến 2020 và tầm nhìn 2035.


 

 

Phần 1.                 MỤC TIÊU

1.1 Mục tiêu

1.1.1      Mục tiêu chung

Kế hoạch và mục tiêu phát triển của khoa là trở thành một khoa đào tạo đại học và sau đại học, có chất lượng đào tạo ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu của thực tiễn và trở thành đơn vị tổ chức nghiên cứu khoa học, chuyển giao các kết quả nghiên cứu mới ứng dụng vào thực tiển sản xuất, thuộc lĩnh vực công nghệ kỹ thuật điện, điện tử, viễn thông, và máy tính góp phần phát triển kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

Xây dựng khoa phát triển thành một khoa nằm trong nhóm đầu các khoa cùng chuyên ngành của khối trường đại học tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh về nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực điện, điện tử, viễn thông và công nghệ máy tính, tiếp cận với các đại học danh tiếng trong khu vực, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

1.1.2      Mục tiêu cụ thể

Khoa Điện tử viễn thông được thành lập từ ngày 01 tháng 10 năm 2010, theo quyết định của Hiệu trưởng trường đại học Sài Gòn, tính đến 2018 khoa đã phát triển 4 chương trình đào tạo kỹ sư là kỹ thuật điện, công nghệ kỹ thuật điện điện tử, kỹ thuật điện tử viễn thông, công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông và trong kế hoạc năm 2018-2022 khoa sẽ phát triển mới chương trình đào tạo kỹ sư ngành công nghệ kỹ thuật máy tính và 2 ngành đào tạo thạc sĩ về kỹ thuật điện điện tử và kỹ thuật điện tử viễn thông

Đào tạo kỹ sư các chuyên ngành Kỹ thuật điện, điện tử, viễn thông, để người học có kiến thức chuyên môn cao về các ngành nghề liên quan như điện, điện tử, viễn thông, máy tính, trang bị các kỹ năng về phương pháp tiếp cận khoa học, đánh giá các sản phẩm công nghệ mới trong thực tiễn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ của đất nước.

Phát triển nguồn cán bộ khoa học có trình độ sau đại học về chuyên ngành Kỹ thuật điện, điện tử, truyền thông, có tâm huyết và trách nhiệm với nghề, vững vàng về năng lực chuyên môn, có trình độ tổ chức, điều hành công việc, có kỹ năng sáng tạo trong công tác nghiệp vụ chuyên môn, có đạo đức, bản lĩnh nghề nghiệp và thích ứng nhanh với các biến đổi trong khoa học công nghệ, sản xuất kinh doanh và đào tạo, có khả năng về hệ thống phương pháp luận, phương pháp giải quyết vấn đề dựa trên nền tảng điện tử và các ngành nghề liên quan, biết vận dụng những kiến thức đã học vào giảng dạy, nghiên cứu khoa học và những công việc thực tiễn khác.

 Người học sau khi tốt nghiệp có thể tiếp tục học lên các bậc cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ; để giảng dạy tại các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học, các đơn vị nghiên cứu; làm việc tại các cơ quan quản lý, các đơn vị khoa học, các cơ sở sản xuất và kinh doanh chuyên ngành điện, điện tử, viễn thông, máy tính, vật lý điện tử, phát thanh, truyền hình.

Người học sau khi tốt nghiệp có kỹ năng cao về ngoại ngữ (Tiếng Anh) và tin học ứng dụng để có thể tiếp tục tham gia vào thị trường lao động trong nước cũng như tiến trình hội nhập quốc tế và canh trạnh được với các nước Asean.

Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng, nghiên cứu các sản phảm kỹ thuật mới nhất, công bố nhiều bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học có đánh giá xếp loại, nghiên cứu chuyển giao các kết quả nghiên cứu mới ứng dụng vào thực tiển sản xuất, góp phần phát triển kinh tế thành phố Hồ Chí Minh và khẳng định thương hiệu khoa điện tử viễn thông trong thị trường nghiên cứu khoa học của khối trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh.


 

 

Phần 2.                 BỐI CẢNH VÀ THỰC TRẠNG

 

2.1.    Bối cảnh giáo dục đại học trong nước và quốc tế

2.1.1      Bối cảnh trong nước

Ban chấp hành trung ương đã ban hành nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, và nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lí, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Thủ tướng Chính phủ ban hành nghị định số 99/2014/NĐ-CP về việc Quy định đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học, đây là các văn bản quan trọng để khoa tổ chức nghiên cứu và xây dựng kế hoạch chiến lược.

Xu thế hội tụ công nghệ thông tin, điện, điện tử, viễn thông và máy tính diễn ra mạnh mẽ và rõ nét trong giai đoạn vừa qua tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới cho thấy, giá trị sản phẩm công nghệ thông tin, điện, điện tử, viễn thông và máy tính sẽ ngày càng tập trung vào tính thông minh, kích thước nhỏ gọn, tiết kiệm năng lượng và kết nối được với nhau thông qua mạng internet.

Việt Nam đang triển khai phát triển ngành công nghiệp theo hướng hội nhập hiệu quả vào nền kinh tế toàn cầu và đuổi kịp các quốc gia tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, với các giải pháp cụ thể như: Chuyển từ việc cạnh tranh về chi phí nhân công thấp và khai thác tài nguyên thiên sang cạnh tranh về lợi thế so sánh trong các hàng hóa và dịch vụ dựa trên tri thức và có giá trị gia tăng cao hơn, thu hút đầu tư vào sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển thuộc ngành Công nghiệp, điện, điện tử, viễn thông và máy tính, hoàn chỉnh các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành Công nghiệp công nghệ thông tin, điện, điện tử, viễn thông và máy tính.

Việt Nam đang tập trung phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng cho lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin, điện, điện tử, viễn thông và máy tính, khuyến khích áp dụng mô hình đào tạo liên kết 3 bên (doanh nghiệp – viện, trường – cơ quan quản lý nhà nước) để đào tạo nguồn nhân lực tay nghề cao theo yêu cầu của doanh nghiệp. Xây dựng các chương trình liên kết, kênh thông tin giữa các doanh nghiệp quốc tế với các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước nhằm góp phần tích cực đẩy mạnh đầu tư và chuyển giao công nghệ, mô hình quản lý, nghiên cứu – phát triển sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong ngành Công nghiệp công nghệ thông tin, điện, điện tử, viễn thông và máy tính.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 49/2010/QĐ-TTg về việc xây dựng chính sách thúc đẩy chuyển giao công nghệ, đẩy nhanh ứng dụng công nghệ cao ngành công nghệ điện, điện tử, viễn thông trên cơ sở liên kết giữa nhà nước – doanh nghiệp – cơ sở đào tạo khuyến khích thông qua hình thức hợp tác công – tư. Đặc biệt, hình thành các cụm công nghiệp điện, điện tử, viễn thông thúc đẩy sự quy tụ, đầu tư của các doanh nghiệp nhằm tạo ra sự liên kết, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp điện, điện tử, viễn thông, tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu và góp phần thực chất đưa Việt Nam thành một nước sản xuất lớn về thiết bị điện, điện tử, viễn thông vào năm 2030.

Khoa Điện tử viễn thông trường đại học Sài Gòn, đã triển khai nghiên cứu và xây dưng kế hoạch phát triển khoa để trở thành đơn vị đào tạo và nghiên cứu khoa học có chất lượng tốt ngang bằng với các khoa đào tạo trong khối trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh và tiếp cân được các khoa của các trường đại học quốc tế trong khu vực.

2.1.2      Bối cảnh quốc tế

Tiến trình diễn ra cuộc cách mang khoa học công nghệ là thứ IV gọi tắt là CMCN 4.0 là xu hướng tất yếu trên phạm vi toàn cầu, tác động trực tiếp đến các mọi lĩnh vực trong xã hội. Để CMCN 4.0 diễn ra thành công ở Việt nam là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó ngành Giáo dục và đào tạo giữ vai trò quyết định trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ ngành điện, điện tử, viễn thông và máy tính chất lượng cao.

Đặc biệt, tất cả công nghệ nổi bậc trong CMCN 4.0 đều yêu cầu bắt buộc phải có kết nối mạng internet tốc độ cao, liên kết toàn cầu. Do đó, hạ tầng hệ thống mạng viễn thông và nguồn nhân lực trong quản trị hệ thống mạng giữ vai trò xương sống để đảm bảo cho sự thành công của tiến trình CMCN 4.0.

Nhận thấy cuộc CMCN 4.0 sắp tới vừa là thách thức, vừa là nhiệm vụ, tập thể giảng viên Khoa ĐT-VT thuộc trường Đại học Sài Gòn, nghiên cứu đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực điện tử viễn thông trong thời đại mới thông qua các hoạt động nghiên cứu mới, liên tục cập nhật các công nghệ điện, điện tử, viễn thông và máy tính tiên tiến đưa vào chương trình đạo tạo nhằm truyền đạt các tri thức khoa học công nghệ mới nhất đến Sinh viên.

 

 

2.2      Định hướng phát triển kinh tế - xã hội Thành phố đến năm 2022

Tp. Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và khoa học công nghệ lớn của cả nước. Để đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế sâu rộng hiện nay, thành phố cần một lượng lớn nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ kỹ thuật có trình độ từ kỹ sư trở lên. Điều này đã được thể hiện rõ trong quyết sách của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tp. Hồ Chí Minh và nghị quyết đại hội đảng bộ thành phố lần thứ XI.

Tp. Hồ Chí Minh đã được Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, và Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 một cách cụ thể.

Trong lĩnh vực đào tạo Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành quyết định số 2804/QĐ-UBND ngày 30/5/2017 về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2025.

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học và giao lưu lớn nhất của cả nước, so với cả nước, thành phố có 0,6% diện tích, 6,6 % dân số, vị trí địa lí nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng và doanh thu.

Về công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực của thành phố đã phát triển theo chiều hướng ngày càng gia tăng về lượng và chất, quy mô phát triển nhu cầu đào tạo thường xuyên gia tăng, kế hoạch năm sau cao hơn năm trước. Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI đã xác định chương trình phát triển công nghệ thông tin, công nghệ điện, điện tử, viễn thông theo hướng tích hợp thông minh và chương trình giáo dục đào tạo nguồn nhân lực là hai chương trình quan trọng nhất trong 12 chương trình và công trình trọng điểm cần thực hiện giai đoạn 2020 – 2025 và tần nhìn đến năm 2030.

Căn cứ theo kết quả dự báo của Trung tâm Nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 đã thu thập thông tin nhu cầu nguồn nhân lực của 18.036 doanh nghiệp, nhu cầu cần tuyển dụng lao động mới là 231.764 nhân lực, trong đó nhu cầu ngành ngành điện, điện tử chiếm tỉ lệ 7,7%, ngành điện tử - viễn thông chiếm tỉ lệ 8,4%. Nhu cầu lao động phân chia theo trình độ là: Lao động có trình độ đại học 17,15%, cao đẳng – cao đẳng nghề 9,57%, trung cấp – trung cấp nghề 16,73 %, sơ cấp nghề 9,48%, công nhân kỹ thuật lành nghề 3,98%.

Nhận thấy nhu cầu của thành phố rất cao về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực điện, điện tử viễn thông và công nghệ kỹ thuật máy tính trong thời đại mới. Khoa ĐV-VT, trường Đại học Sài Gòn phấn đấu cập nhật các công nghệ kỹ thuật điện, điện tử, viễn thông, máy tính tiên tiến để đưa vào chương trình đạo tạo nhằm truyền đạt các tri thức khoa học công nghệ mới nhất cho sinh viên và góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lương cao đáp ứng nhu cầu phát triển thành phố Hồ Chí Minh theo hướng Thông minh - Hiện đại.

2.3      Thực trạng của Trường Đại học Sài Gòn

2.3.1          Điểm mạnh

Trường Đại học Sài Gòn là cơ sở giáo dục đại học công lập, tiền thân là Trường Sư phạm Cấp 2 miền Nam Việt Nam (1972). Trường Đại học Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 478/QĐ-TTg ngày 25 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ. Mô hình tổ chức của Trường chịu sự quản lý của cơ quan chủ quản là Ủy ban nhân dân Tp. Hồ Chí Minh và chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Về cơ cấu, trường có 19 khoa đào tạo, 2 viện nghiên cứu, 13 phòng ban chức năng, 07 trung tâm, 03 đơn vị trực thuộc khác gồm Trường phổ thông trung học thực hành Sài Gòn, Trường phổ thông tiểu học thực hành Sài Gòn, Trạm Y tế và Ký túc xá sinh viên. Trường đang đào tạo 36 ngành trình độ đại học, 3 ngành đào tạo tiến sỹ, 15 ngành đào tạo thạc sỹ với các lĩnh vực: Sư phạm, Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ, trong đó hệ sư phạm của trường đào tạo giáo viên từ bậc mầm non đến trung học phổ thông.

Hầu hết cán bộ giảng dạy của trường đều có trình độ từ thạc sĩ trở lên, số lượng giảng viên có học vị giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ gia tăng nhiều theo năm học, và đạt tỷ lệ trên 30%.

Trường Đại học Sài Gòn đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng I, II, III. Ban giám hiệu trường luôn đoàn kết, hoạt động hiệu quả.

Hàng năm, số học sinh có nguyện vọng thi tuyển vào các trường đại học, cao đẳng tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam là rất lớn, những học sinh này rất cần được đào tạo để trở thành lực lượng lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có năng lực làm việc để tham gia tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội cho thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khu vực phía Nam, trong đó nguồn nhân lực cần thiết cho khối ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin chiếm tỉ trọng khá cao, hàng băm, nếu chỉ tính riêng số thí sinh đăng ký dự thi vào trường đại học Sài Gòn thì đã có hơn 50.000 hồ sơ đăng ký gấp 10 lần số chỉ tiêu tuyển sinh của trường, số học viên cao học cũng rất cao.

2.3.2          Điểm yếu

Trường Đại học Sài Gòn là cơ sở giáo dục đại học công lập, trường Đại học Sài Gòn được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, mô hình tổ chức của trường chịu sự quản lý của cơ quan chủ quản là Ủy ban nhân dân Tp. Hồ Chí Minh và chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mọi hoạt động của trường đều tuân thủ theo các quy định chung của UBND thành phố và của bộ GD-ĐT, nên vừa có ưu điểm nhưng cũng có nhiều hạn chế về vai trò của lãnh đạo trường trong cơ chế tự chủ, khó cạnh tranh phát triển so với các trường đại học tự chủ khác.

Hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất kỹ thuật của trường vừa thừa, vừa thiếu, còn lạc hậu nhiều, bộ máy, biên chế tổ chức còn khá cồng kềnh, rất cần sự thây đổi theo hướng hiện đại.

2.3.3          Cơ hội

Nghị quyết của đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI đã xác định chương trình phát triển công nghiệp điện, điện tử, viễn thông và máy tính, phát triển khu Công nghệ cao, phát triển thành phố sang tạo Thủ Đức và chương trình giáo dục đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là các chương trình quan trọng nhất trong 12 chương trình và công trình trọng điểm cần thực hiện giai đoạn 2020 – 2025, và tầm nhìn đến năm 2030, đây là cơ hội để khoa điện tử viễn thông xây dựng lộ trình phát triển nhanh chóng cho đơn vị.

2.3.4          Thách thức

Hàng năm, số học sinh có nguyện vọng thi tuyển vào các trường đại học, cao đẳng tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam là rất lớn, những học sinh này rất cần được đào tạo để trở thành lực lượng lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có năng lực làm việc để tham gia tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội cho thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khu vực phía Nam, trong đó nguồn nhân lực cần thiết cho khối ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin chiếm tỉ trọng khá cao.

Ủy ban nhân dân Tp. Hồ Chí Minh đã quyết định mới về đầu tư xây dưng phát triển mô hình hoạt động của trường đại học Sài Gòn, từ năm 2021 đến năm 2023, theo các nội dung chính là hoàn thiện cơ sở vật chất theo hướng hiện đại, phát triển nguồn lực giảng viên có trình độ chuyên môn cao, để phát triển thành trường đại học công lập tự chủ, đáp ứng xu hướng cạnh tranh phát triển và hội nhập quốc tế.

Các khoa đào tạo chuyên ngành kỹ thuật của khối trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh đều tập trung đàu tư xây dựng phát triển theo hướng đạt chuẩn quốc tế, do đó, khoa Điện tử viễn thông cũng phái phấu đấu nhiều hơn để cạnh tranh thành công trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực, khẳng định thương hiệu.


 

 

3                    Phần 3. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐƠN VỊ GIAI ĐOẠN 2018-2022 VÀ TẦM NHÌN 2027

3.1      Quan điểm xây dựng chiến lược

Xây dựng chiến lược phát triển khoa Điện tử viễn thông là phát triển trở thành một đơn vị đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học và sau đại học, chuyên ngành điện, điện tử, viễn thông, và công nghệ kỹ thuật máy tính có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu của thành phố Hồ Chí Minh.

Xây dựng khoa Điện tử viễn thông thành đơn vị tổ chức nghiên cứu khoa học, chuyển giao các kết quả nghiên cứu mới ứng dụng vào thực tiển sản xuất, góp phần phát triển kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

Xây dựng, phát triển lực lượng giảng viên, nghiên cứu viên có trình độ và năng lực chuyên môn cao để đáp ứng các chỉ tiêu phát triển của trường đại học Sài Gòn.

Xây dựng khoa thành một khoa nằm trong nhóm đầu của khối trường đại học tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh về nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực điện, điện tử, viễn thông và công nghệ máy tính, tiếp cận với các đại học danh tiếng quốc tế trong khu vực, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

3.2      Chiến lược phát triển Giai đoạn 2018-2022

3.2.1.    Tổ chức và quản lí

3.2.1.1.          Mục tiêu

Đáp ứng kế hoạch phát triển trường đại học Sài Gòn theo hướng hoàn thiện mô hình tổ chức để xây dựng và phát triển đạt được các chỉ tiêu trọng tâm theo các quy định chung của bộ Giáo dục và Đào tạo về tỉ lệ sinh viên trên giảng viên đạt được 20-25 sinh viên trên một giảng viên, tỉ lệ cán bộ giảng dạy có học vị Thạc sĩ 100%, trong đó học vị tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư có tỉ lệ 50%; mỗi ngành đào tạo có đủ tối thiểu từ 6-10 giảng viên, lành đạo khoa bộ môn có trình độ đúng quy định.

Mục tiêu của khoa là xây dựng và tổ chức thành 4 bộ môn chính: bộ môn điện, bộ môn điện tử, bộ môn viễn thông và bộ môn truyền số liệu và mạng máy tính, phát triển đủ số lượng và trình đô giảng viên, để triển khai 5 chương trình đào tạo kỹ sư là kỹ thuật điện, công nghệ kỹ thuật điện điện tử, kỹ thuật điện tử viễn thông, công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông, công nghệ kỹ thuật máy tính và 2 ngành đào tạo thạc sĩ về kỹ thuật điện - điện tử và kỹ thuật điện tử - viễn thông.

Tổ chức triển khai kế hoạch kiểm định, thẩm định, và phát triển chương trình đào tạo theo hướng hiện đại có tham khảo ý kiến người học, đơn vị sử dụng sinh viên sau tốt nghiệp, và có tham khảo chương trình đào tạo của các trường đại học tiên tiến trong nước và các nước trên thế giới.

3.2.1.2.               Chỉ số và lộ trình thực hiện

Đến năm Chỉ số / nội dung thực hiện
20194/4 bộ môn; 4/5 chuyên ngành đào tạo kỹ sư; 1/2 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ; 24/30 Giảng viên; 100% giảng viên có trình độ Thạc sĩ, 8/30 giảng viên có trình độ Tiến sĩ, 1/30 giảng viên có học vị PGS, 3 lãnh đạo khoa và 4 lãnh đao bộ môn (7/30) có trình độ tiến sĩ.
20204/4 bộ môn; 5/5 chuyên ngành đào tạo kỹ sư; 1/2 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ; 28/30 Giảng viên; 100% giảng viên có trình độ Thạc sĩ, 10/30 giảng viên có trình độ Tiến sĩ, 1/30 giảng viên có học vị PGS, 3 lãnh đạo khoa và 4 lãnh đao bộ môn (7/30) có trình độ tiến sĩ.
20214/4 bộ môn; 5/5 chuyên ngành đào tạo kỹ sư; 2/2 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ; 30/30 Giảng viên; 100% giảng viên có trình độ Thạc sĩ, 12/30 giảng viên có trình độ Tiến sĩ, 2/30 giảng viên có học vị PGS, 3 lãnh đạo khoa và 4 lãnh đao bộ môn (7/30) có trình độ tiến sĩ.
20224/4 bộ môn; 5/5 chuyên ngành đào tạo kỹ sư; 2/2 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ; 21/30 Giảng viên; 100% giảng viên có trình độ Thạc sĩ, 11/32 giảng viên có trình độ Tiến sĩ, 2/32 giảng viên có học vị PGS, 3 lãnh đạo khoa và 4 lãnh đao bộ môn (7/30) có trình độ tiến sĩ.

 

3.2.1.3.               Giải pháp thực hiện

Tiến hành xây dựng quy hoạch lực lương giảng viên cơ hữu theo lĩnh vực chuyên môn, phân chia giảng viên theo bộ môn, phân chia bộ môn quản lý ngành đào tạo, đề cử giảng viên tham gia các chương trình đào tạo tiến sĩ, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuẩn hoá chức danh giảng viên, đảm bảo tính trẻ hoá và tính kế thừa, tối ưu hoá việc sử dụng đội ngũ cán bộ giảng dạy.

Xây dựng kế hoạch tuyển dụng giảng viên mới có trình độ thạc sĩ, nghiên cứu sinh, đáp ứng các yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tin học và ngoại ngữ, chỉ tiêu tuyển mới 2-4 giảng viên/năm.

Xây dựng kế hoạch nâng cao trình độ giảng viên có học vị tiến sĩ, phó giáo sư để lãnh đạo khoa bộ môn, cần có 3 lãnh đạo khoa, 4 lãnh đao bộ môn có trình độ tiến sĩ, 2 giảng viên có trình độ phó giáo sư để mở 2 ngành đào tạo thạc sĩ.

3.2.2.    Đội ngũ viên chức

3.2.2.1.         Đội ngũ viên chức hiện tại

Tính đến tháng 12/2018, khoa đã có 25 người, 23 giảng viên, 2 chuyên viên, trong đó có 7 tiến sĩ, 19 thạc sĩ, Ban chủ nhiệm khoa có 3 người, 1 Trưởng Khoa và 2 Phó Trưởng Khoa, 4 trương bộ môn. Số giảng viên có trình độ sau đại học là 25/25 chiếm tỷ lệ là 100%, trong đó số tiến sĩ là 7/25 chiếm tỷ lệ là 28%.

TT Họ và tên Năm sinh Giới tính Chức vụ Chức danh Trình độ chuyên môn Chuyên ngành
Bộ môn Điện
1Nguyễn Duy Phương1986NamGiảng viênGiảng viên (hạng III)Thạc sĩKỹ thuật Điện - Thiết bị mạng và Nhà máy điện
2Trương Tấn1983NamGiảng viênGiảng viên (hạng III)Thạc sĩ Kỹ thuật Điện
3Nguyễn Xuân Tiên1965NamTrưởng bộ môn ĐiệnGiảng viên (hạng III)Tiến sĩKỹ thuật Cơ Điện tử
4Trần Quang Vinh1985NamGiảng viênGiảng viên (hạng III)Tiến sĩKỹ thuật điện điện tử
Bộ môn Điện tử
5Nguyễn Hữu Phúc1977NamGiảng viênGiảng viên (hạng III)Thạc sĩ Tự động hóa
6Nguyễn Thị Thu Hằng1976NữPhó Trưởng bộ môn Điện tửGiảng viên (hạng III)Thạc sĩ Kỹ thuật - Điện - Điện tử
7Lê Quốc Đán1971NamGiảng viênGiảng viên (hạng III)Thạc sĩ Kỹ thuật - Điện - Điện tử
8Huỳnh Lê Minh Thiện1979NamGiảng viênGiảng viên (hạng III)Tiến sĩ Kỹ thuật Điện tử
9Nguyễn Huy Hùng1974NamPhó trưởng khoa
Trưởng bộ môn điện tử
Giảng viên (hạng III)Tiến sĩ Thiết kế điều khiển cơ khí tự động
Bộ môn Viễn thông
10Nguyễn Xuân Sáng1982NamGiảng viênGiảng viên (hạng III)Phó Giáo sư Tiến sĩ Vật lý Điện tử
11Hồ Văn Cừu1964NamTrưởng khoaGiảng viên (hạng II)Tiến sĩ Mạng và Kênh thông tin
12Trịnh Hoài Ân1990NamGiảng viênGiảng viên (hạng III)Tiến sĩ Kỹ thuật Điện tử
13Nguyễn Thị Hậu1984NữGiảng viênGiảng viên (hạng III)Thạc sĩKỹ thuật Điện tử
14Lê Hoàng Hiệp1982NamGiảng viênGiảng viên (hạng III)Tiến sĩKỹ thuật Viễn thông
15Nguyễn Hồng Nhu1971NamTrưởng bộ môn Viễn thôngGiảng viên (hạng III)Tiến sĩ Kỹ thuật Điện tử
16Nguyễn Nhật Tiến1981NamGiảng viênGiảng viên (hạng III)Tiến sĩ Kỹ thuật viễn thông
17Dương Hiển Thuận1975NamGiảng viênGiảng viên (hạng III)Thạc sĩ Nghiên cứu sinhKỹ thuật Viễn thông
18Nguyễn Việt Long1976NamGiảng viênGiảng viên (hạng III)Tiến sĩ Khoa học Vật liệu
Bộ môn Truyền số liệu và Mạng máy tính
19Bùi Công Giao1968NamTrưởng bộ môn truyền số liệu & Mạng máy tínhGiảng viên (hạng III)Tiến sĩ Quản trị thông tin
20Trần Minh Nhật1975NamGiảng viênGiảng viên (hạng III)Thạc sĩ Nghiên cứu sinh Công nghệ thông tin
Văn phòng Khoa
21Phan Quốc Cường1975Namchuyên viên chuyên viênThạc sĩQuản lý giáo dục
22Lê Thị Thùy Mai1975Nữchuyên viên chuyên viênThạc sĩVật lý

 

3.2.2.2.              Chỉ số và lộ trình thực hiện

Đến năm Chỉ số / nội dung thực hiện
201924/30 Giảng viên; 100% giảng viên có trình độ Thạc sĩ, 8/30 giảng viên có trình độ Tiến sĩ, 1/30 giảng viên có học vị PGS, 3 lãnh đạo khoa và 4 lãnh đao bộ môn (7/30) có trình độ tiến sĩ, tuyển mới 2-4/30 giảng viên.
202028/30 Giảng viên; 100% giảng viên có trình độ Thạc sĩ, 10/30 giảng viên có trình độ Tiến sĩ, 1/2 giảng viên có học vị PGS, 3 lãnh đạo khoa và 4 lãnh đao bộ môn có trình độ tiến sĩ, tuyển mới 2-2/30 giảng viên.
202130/30 Giảng viên; 100% giảng viên có trình độ Thạc sĩ, 12/30 giảng viên có trình độ Tiến sĩ, 2/2 giảng viên có học vị PGS, 3 lãnh đạo khoa và 4 lãnh đao bộ môn (7/30) có trình độ tiến sĩ, tuyển mới 2-4/30 giảng viên.
202232/32 Giảng viên; 100% giảng viên có trình độ Thạc sĩ, 16/32 giảng viên có trình độ Tiến sĩ, 2/32 giảng viên có học vị PGS, 3 lãnh đạo khoa và 4 lãnh đao bộ môn (7/32) có trình độ tiến sĩ, tuyển mới 2-4/32 giảng viên

 

3.2.2.3.         Giải pháp thực hiện

Xây dựng kế hoạch tuyển dụng giảng viên mới có trình độ thạc sĩ, nghiên cứu sinh, đáp ứng các yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tin học và ngoại ngữ, chỉ tiêu tuyển mới 2-4 giảng viên/năm.

3.2.3.    Đào tạo

3.2.3.1.         Mục tiêu phát triển đào tạo

Mục tiêu kế hoạch chiến lược phát triển của khoa đến năm 2025 là triển khai hiệu quả các tiêu chí phát triển trọng tâm như sau:

Tổ chức xây dựng, phát triển 5 chương trình đào tạo kỹ sư là kỹ thuật điện, công nghệ kỹ thuật điện điện tử, kỹ thuật điện tử viễn thông, công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông và phát triển mới chương trình đào tạo kỹ sư ngành công nghệ kỹ thuật máy tính và phát triển 2 chương trình đào tao thạc sỹ ngành kỹ thuật điện điện tử và kỹ thuật điện tử viễn thông theo đúng quy định mở ngành đào tạo và danh mục các ngành đào tạo cấp IV của bộ Giáo dục và Đào tạo theo hướng hiện đại, chú trọng đến kỹ năng thực hành nghề nghiệp cho người học, có tham khảo ý kiến đánh giá của người học, doanh nghiệp sử dụng sinh viên sau tốt nghiệp.

Thực hiện tốt 100% các học phần và khóa học được tổ chức lấy ý kiến sinh viên, và được xem là một trong các kênh thông tin chính thức để đánh giá chất lượng công tác giảng dạy của giảng viên. Định kỳ hàng năm một lần tổ chức lấy ý kiến các doanh nghiệp và cơ quan tuyển dụng về chương trình đào tạo và sinh viên tốt nghiệp.

Xây dựng kế hoạch thẩm định chương trình đào tạo ngành của khoa quản lý: Kỹ thuật điện, công nghệ kỹ thuật điện điện tử và Kỹ thuật điện tử, viễn thông và công nghệ Kỹ thuật điện tử, viễn thông.

Xây dựng kế hoach mở mới chương trình đào tạo kỹ sư ngành công nghệ kỹ thuật máy tính và 2 chương trình đào tạo thạc sỹ ngành kỹ thuật điện điện tử và kỹ thuật điện tử viễn thông.

Chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm của mỗi ngành kỹ sư là 50 sinh viên và chỉ tiêu tuyển sinh của mỗi ngành thạc sỹ là 20 học viên. Quản lý lưu lượng hàng năm 1000 sinh viên đại học, 60 học viên cao học.

3.2.3.2.         Chỉ số và lộ trình thực hiện

Đến năm Chỉ số / nội dung thực hiện
20194/5 chuyên ngành đào tạo kỹ sư; 1/2 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ; 200/200 chỉ tiêu tuyển sinh đại học nhập học; 20/40 chỉ tiêu tuyển sinh cao học nhập học; 2/5 chương trình đào tạo kỹ sư được kiểm định
20205/5 chuyên ngành đào tạo kỹ sư; 1/2 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ; 200/200 chỉ tiêu tuyển sinh đại học nhập học; 20/40 chỉ tiêu tuyển sinh cao học nhập học; 2/5 chương trình đào tạo kỹ sư được kiểm định
20215/5 chuyên ngành đào tạo kỹ sư; 1/2 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ; 200/200 chỉ tiêu tuyển sinh đại học nhập học; 20/40 chỉ tiêu tuyển sinh cao học nhập học; 4/5 chương trình đào tạo kỹ sư được kiểm định
20225/5 chuyên ngành đào tạo kỹ sư; 2/2 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ; 200/200 chỉ tiêu tuyển sinh đại học nhập học; 40/40 chỉ tiêu tuyển sinh cao học nhập học; 4/5 chương trình đào tạo kỹ sư được kiểm định

3.2.3.3.         Giải pháp thực hiện

Xây dựng kế hoạch tuyển dụng giảng viên mới đáp ứng các yêu cầu về chỉ tiêu số lượng 6-10 giảng viên/ngành đào tạo, 1 tiến sĩ/ngành đào tạo kỹ sư, 1 phó giáo sư, tiến sĩ/ngành đào tạo thạc sĩ.

Hoàn thiện hồ sơ mở 1 ngành đào tạo kỹ sư và 2 ngành đào tạo thạc sĩ.

3.2.4.    Người học

3.2.4.1.         Mục tiêu kế hoạch phát triển

Hàng năm, số học sinh có nguyện vọng thi tuyển vào các ngành điện, điện tử, viễn thông của trường đại học Sài Gòn là rất lớn, những học sinh này rất cần được đào tạo để trở thành lực lượng lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có năng lực làm việc để tham gia tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội cho thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khu vực phía Nam.

Khoa Điện tử viễn thông xây dựng kế hoạch tuyển sinh hàng năm của mỗi ngành đào tạo kỹ sư là 50 sinh viên và chỉ tiêu tuyển sinh của mỗi ngành thạc sỹ là 20 học viên. Lưu lương sinh viên đại học của khoa là 1000 sinh viên, 50 học viên cao học.

100% sinh viên tốt nghiệp đều có việc làm

3.2.4..2. Chỉ số và lộ trình thực hiện

Đến năm Chỉ số / nội dung thực hiện
2019200/250 chỉ tiêu tuyển sinh đại học nhập học; 20/40 chỉ tiêu tuyển sinh cao học nhập học; 800/1000 lưu lương sinh đại học; 20/60 lưu lương cao học; (100)% sinh viên tốt nghiệp có việc làm.
2020200/250 chỉ tiêu tuyển sinh đại học nhập học; 20/40 chỉ tiêu tuyển sinh cao học nhập học; 800/1000 lưu lương sinh đại học; 20/60 lưu lương cao học; (100)% sinh viên tốt nghiệp có việc làm.
2021250/250 chỉ tiêu tuyển sinh đại học nhập học; 20/40 chỉ tiêu tuyển sinh cao học nhập học; 1000/1000 lưu lương sinh đại học; 20/60 lưu lương cao học; (100)% sinh viên tốt nghiệp có việc làm.
2022250/250 chỉ tiêu tuyển sinh đại học nhập học; 40/40 chỉ tiêu tuyển sinh cao học nhập học; 1000/1000 lưu lương sinh đại học; 40/60 lưu lương cao học; (100)% sinh viên tốt nghiệp có việc làm.

3.2.4.2.         Giải pháp thực hiện

Xây dựng kế hoạch thẩm định chương trình đào tạo ngành của khoa quản lý. Xây dựng kế hoach mở mới chương trình đào tạo kỹ sư ngành công nghệ kỹ thuật máy tính và 2 chương trình đào tạo thạc sỹ ngành kỹ thuật điện điện tử và kỹ thuật điện tử viễn thông.

Chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm của mỗi ngành kỹ sư là 50 sinh viên và chỉ tiêu tuyển sinh của mỗi ngành thạc sỹ là 20 học viên.

Quản lý lưu lượng hàng năm 1000 sinh viên đại học, 60 học viên cao học, tổ chức lấy ý kiến việc làm của người học sau tốt nghiệp.

Thành lập câu lạc bộ cựu sinh viên và học viên.

3.2.5.    Khoa học công nghệ

3.2.5.1.         Mục tiêu kế hoạch phát triển

Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của tập thể giảng viên, viên chức khoa, và người học của khoa, chú trọng đến công tác lập kế hoạch đăng ký, thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm, công bố bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế, hướng dẫn các đề tài nghiên cứu của sinh viên dự thi cấp bộ và thành phố.

Chỉ tiêu định mức chung về kế hoạch nhiệm vụ khoa học là: đảm bảo 100% viên chức hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học hàng năm; trong chu kỳ hai năm học liên tiếp, mỗi giảng viên có một công trình nghiên cứu khoa học cấp trường trở lên, mỗi bộ môn có ít nhất một bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học quốc tế có tính điểm, 1 bài báo khoa học đăng trên tạp chí trong nước có tính điểm, 1 đề tài nghiên cứu trong điểm loại I, một đề tài nghiên cứu trong điểm loại II, biên soạn mới 1 giáo trình môn học, biên soạn mới 1 bài giảng môn học, tổ chức 1 hội thảo khoa học, hướng dẫn 2 đề tài nghiên cứu sinh viên.

Ngoài ra, trong nhiệm vụ kế hoạch đào tạo và nghiên cứu khoa học theo năm học, mỗi bộ môn tổ chức các hội thảo cấp khoa, đề cử giảng viên tham gia các hội nghị, hội, thảo khoa học trong và ngoại nước theo chỉ tiêu 1 giảng viên/hội nghị/năm học.

3.2.5.2.         Chỉ số và lộ trình thực hiện

Đến năm Chỉ số / nội dung thực hiện
2019-2020100% giảng viên hoàn thành nghĩa vụ NCKH; 4/4 đề tài nghiên cứu cấp trường; 4/4 đề tài nghiên cứu trọng điểm loại 2; 4/4 đề tài nghiên cứu trọng điểm loại 1; 4/4 bài báo khoa học công bố trên tạp chí quốc tế; 4/4 bài báo khoa học công bố trên tạp chí trong nước có tính điểm; 8/4 đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên; 4/4 giáo trình môn học; 4/4 hội thảo khoa học cấp khoa; 4/4 bài giảng
2021-2022100% giảng viên hoàn thành nghĩa vụ NCKH; 8/4 đề tài nghiên cứu cấp trường; 8/4 đề tài nghiên cứu trọng điểm loại 2; 8/4 đề tài nghiên cứu trọng điểm loại 1; 8/4 bài báo khoa học công bố trên tạp chí quốc tế; 8/4 bài báo khoa học công bố trên tạp chí trong nước có tính điểm; 16/4 đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên; 8/4 giáo trình môn học; 8/4 hội thảo khoa học cấp khoa; 8/4 bài giảng

3.2.5.3.         Giải pháp thực hiện

Tổ chức lập đăng ký kế hoạch nghiên cứu khoa học chi tiết theo năm học, tổ chức sơ kết, đánh giá, khen thưởng và phê bình chi tiết về kế hoạch thực hiện của giảng viên, bộ môn theo từng học kỳ.

3.2.6.    Hợp tác quốc tế

3.2.6.1.         Mục tiêu kế hoạch phát triển

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, việc hợp tác liên kết đào tạo với các trường đại học uy tín nước ngoài là một chiến lược không thể thiếu trong việc xây dựng một nền giáo dục phát triển bền vững. Việc hợp tác này không đơn giản vì mục tiêu lợi nhuận mà nó mang lại lợi ích cho cả hai bên về hơn hết là xây dưng mối quan hệ, giao lưu  quốc tế, trao đổi tri thức và cùng nhau phát triển.

Việc xây dựng các mối quan hệ hợp tác với trường đại học/ viện nghiên cứu quốc tế sẽ giúp cán bộ, giảng viên của khoa có điều kiện nâng cao trình độ ngoại ngữ, tiếp cận với những nền tri thức tiên tiến, hợp tác nghiên cứu những trang thiết bị hiện đại, phát triển kinh nghiệm làm việc trong một môi trường quốc tế chuyên nghiệp và tham gia các chương trình đại học,sau  đại học với mức học phí ưu đãi hoặc nhận học bổng, đóng góp thiết thực và ý nghĩa cho sự phát triển của khoa, của trường. Bên cạnh đó, chúng ta cũng sẽ có cơ hội mời các giáo sư, chuyên viên quốc tế có kinh nghiệm đến giảng dạy, hướng dẫn cho sinh viên, tham gia đóng góp ý kiến, tại các hội thảo khoa học. Điều này tạo ra sự khác biệt, và giúp nâng cao uy tín và danh tiếng của Khoa điện tử viễn thông nói riêng và trường đại học Sài Gòn nói chung.

Nội dung liên kết với mỗi trường đối tác, sẽ cố gắng đạt được các nội dung chính sau: Trao đổi giảng viên/ nghiên cứu viên, Trao đổi sinh viên, Hợp tác nghiên cứu khoa học, xây dựng các chương trình liên kết bậc đại học.

Quan điểm của khoa là lựa chọn trường nước ngoài có uy tín, đã có chương trình liên kết hiệu quả với các trường đại học trong nước, sử dụng ngôn ngữ tiếng anh, để thiết lập mối liên hệ và ký kết thỏa ước hợp tác liên kết nghiên cứu, đào tạo theo các chuyên ngành quản lý của khoa, dự kiến tìm hiểu các trường sau:

1.               Đại học Catholic (CUA), Mỹ: http://www.cua.edu/

Được thành lập từ năm 1887 bởi các vị giám mục vùng Catholic của Hoa Kỳ, The Catholic University of America (CUA) nằm tại trung tâm thủ đô Hoa Kỳ, Washington D.C. Ban đầu CUA được thành lập với chức năng là trung tâm nghiên cứu sau đại học. Trường bắt đầu giảng dạy bậc đại học từ  năm 1904, cho đến nay trường đã có 12 khoa và 21 trung tâm nghiên cứu, bao gồm Khoa học Kỹ thuật. Trong khuôn viên xanh rộng mát đến 193 mẫu tọa lạc ngay phía Bắc đồi Capitol, giúp sinh viên có thể dễ dàng tiếp cận với nhiều cơ hội trong các lĩnh vực học tập, văn hóa và chính trị của Washington D.C.

2.               Đại học Binghamton, Mỹ: http://www.binghamton.edu/

Được thành lập năm 1946, Đại học Binghamton (New York) là một trong 4 trung tâm đại học công (thuộc hệ thống State University of New York) Trường có 6 trường thành viên với số lượng 15,000 sinh viên đang theo học (gồm cả bậc đại học và sau đại học). Sinh viên quốc tế chiếm 10% và đến từ 100 quốc gia khác nhau.

3.               Đại học công bang Cali, Fullerton (CSUF) , Mỹ: http://www.fullerton.edu/

Được thành lập năm 1951, Cal State Fullerton trở thành trường công lập thứ 12 ở bang California, ban đầu được đặt tên là Orange County State College (trường công ở quận Cam). Các lớp học đã bắt đầu với 452 học sinh vào tháng 09/ 1959. Qua hai lần đổi tên, đến tháng 06/1972, trường lấy tên chính thức là California State University, Fullerton.

Tọa lạc trong một khuôn viên xanh rộng thoáng mát, tại một trong những thành phố có khí hậu dễ chịu nhất nước Mỹ, gần các thành phố lớn khác như Los Angeles, San Francisco, CSUF là một nơi lý tưởng để sinh viên theo học. Trường nổi tiếng với tỉ lệ sinh viên quốc tế cao, môi trường đa văn hóa, thân thiện và các dịch vụ chăm sóc sinh viên tốt nhất. Hiện trường có 8 khoa, gồm có khoa Khoa học công nghệ, máy tính và truyền thông.

4.               Đại học Đại học Portland, Mỹ: http://www.pdx.edu/

Trường Đại học Portland State – PSU là trường đại học công lập tọa lạc vùng Portland, trực thuộc hệ thống đào tạo đại học bang Oregon, Hoa Kỳ.

Trường PSU có 7 trường đào tạo chính, trong đó có trường Kỹ nghệ và Khoa học Máy tính Maseeh và Khoa Khoa học Máy tính. PSU được xếp hạng trong số “Best in the West” và là “College With a Conscience" bởi Princeton Review.  PSU được đánh giá là một trong 25 trường “Saviors of Our Cities” bởi New England Board of Higher Education (NEBHE). Chương trình đào tạo của PSU được U.S. News & World Report (USNWR) được xếp hạng cao trong số các viện đào tạo của Hoa Kỳ. 

5.               Đại học Nottingham, Anh : http://www.nottingham.ac.uk/

Là một trường đại học nhiên cứu hàng đầu ở thành phố Nottingham, vương quốc Anh. Trường đào tạo đa ngành nghề, thế mạnh của trường là các ngành kinh tế, xây dựng, kiến trúc, , kỹ thuật điện-điện tử, công nghệ thông tin, luật, sư phạm, nghệ thuật  với số lượng sinh viên quốc tế đến từ hơn 150 quốc gia.

Trường nằm trong top 10 trường đại học hàng đầu của Anh, top 30 của hệ thống Đại học châu Âu, top 75 thế giới. Năm 2006, trường giành được giải thưởng “Trường của năm”  do tạp chí Times High Education trao tặng và năm 2009 được xếp trong 1% các trường đại học tốt nhất thế giới (The Times Higher Education- QS World university rankings).

6.               Đại học Curtin, Úc:  http:// www.curtin.edu.au/

Trước năm 1985, Đại học Curtin được gọi là Học viện Công nghệ Tây Úc (WAIT). WAIT được thành lập vào năm 1966. Đại học Curtin là trường đại học lớn nhất Tây Úc  với hơn 44.000 sinh viên, trong đó có 8.495 nghiên cứu ở nước ngoài (2009) với hơn 6.000 nhân viên.  Cơ sở chính của trường đặt ở Perth, Tây Úc và các cơ sở khác ở Sydney, Singapore, Malaysia. Trường có 5 khoa, mỗi khoa có rất nhiều chuyên ngành. Thế mạnh của trường là công nghệ kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ mạng.

7.               Đại học Fontys, Hà Lan: http://fontys.edu/

Đại học Fontys là một trong những trường đại học giáo dục chuyên ngành lớn nhất Hà Lan. Trường hiện có 32.000 sinh viên và 2.650 nhân viên của 34 Viện. Sinh viên quốc tế sẽ học tại thành phố Eindhoven với các chương trình Đại học (từ đầu và chuyển tiếp), thạc sỹ chuyên ngành: Kinh tế, Công nghệ Thông tin, Điện, Điện tử và Công trình. Đặc biệt, trường giảm 50% học phí cho tất cả sinh viên được chấp nhận học tại trường.

Fontys có trụ sở ở phía nam của Hà Lan gần biên giới với Đức và Bỉ, một khu vực năng động ở châu Âu. Hai trường lớn nhất được đặt tại các thành phố Eindhoven và Tilburg. Trong Venlo, Fontys gần đây đã thành lập một Cơ sở Quốc tế

8.               Học viện khoa học kỹ thuật (KAIST), Hàn Quốc:  http://www.kaist.edu/edu.html

Hàn Quốc tuy là một “tiểu vương quốc” nhưng phát triển mạnh mẽ  trong những năm gần đây, nền kinh tế chỉ sau Nhật Bản ở châu Á và đứng thứ 11 thế giới (2009). Giáo dục của Hàn Quốc cũng được xem là chuẩn mực và được thế giới công nhận, đăc biệt tại Mỹ, Canada. KAIST được thành lập bởi chính phủ Hàn Quốc năm 1971 như là viện nghiên cứu đầu tiên của đất nước theo định hướng khoa học và kỹ thuật tổ chức. Theo xếp hạng của QS-The Times World University Rankings trong năm của năm 2009,  KAIST đứng thứ 69 về tổng thể và thứ  21 chuyên ngành công nghệ thông tin thế giới.

KAIST có 2 cơ sở chính, cơ sở chính về kỹ thuật đặt tại thành phố kỹ thuật Daejeon nơi được xem là “thung lũng silicon” của Hàn, và một cơ sở chuyên về đào tạo MBA tại thủ đô Seoul.

3.2.7.    Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất và hệ thống phòng TNTH hiện có để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng bao gồm: 8 phòng thí nghiệm thực hành để tổ chức giảng dạy thực hành về các học phần điện, điện tử, phòng thí nghiệm Điện, phòng thí nghiệm Mô phỏng máy tính, phòng thí nghiệm Truyền số liệu & Mạng máy tính, phòng thí nghiệm Viễn thông, xưởng Thực hành, phòng Nghiên cứu ứng dụng, bước đầu giải quyết được việc giảng dạy thực hành cho các môn nhưng ở mức độ hạn chế, còn thiếu nhiều thiết bị.

Hệ thống các phòng thí nghiệm, thực hành ở khoa chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng đào tạo, cần được tiếp tục đầu tư kinh phí để xây dựng hoàn thiện.

Trong định hướng tới là khoa tiếp tục nghiên cứu mô hình các phòng thí nghiệm thực hành theo chuẩn của nước Cộng Hòa Liên ban Đức để lập đề án đầu tư xây dựng trung tâm thí nghiệm thực hành theo hướng tập trung đảm bảo được sự đồng bộ giữa chương trình, kế hoạch giảng dạy giữa lý thuyết và thực hành ờ cấp độ toàn khối kỹ thuật trong toàn trường.

Mô hình dự kiến

Hình 2. Sơ đồ khối mô hình hệ thống phòng thí nghiệm thực hành khoa Điện tử viễn thông

3.3           Tầm nhìn đến năm 2027

Xây dựng khoa thành một khoa nằm trong nhóm đầu của khối trường đại học tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh về nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực điện, điện tử, viễn thông và công nghệ máy tính, tiếp cận với các đại học danh tiếng trong khu vực, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Hoàn thiện bộ máy biên chế tổ chức 4 bộ môn theo các chuyên ngành đào tạo của khoa, mỗi bộ môn quản lý ít nhất 1 chuyên ngành đào tạo kỹ sư, lành đạo khoa, bộ môn có học vị tiến sỹ, hoặc phó giáo sư, đảm bảo lực lương giảng đủ số lượng và trình độ để tổ chức nghiên cứu giảng dạy có chất lương tốt.  

Hoàn thiện mô hình tổ chức giảng dạy 5 ngành đào tạo kỹ sư đại học, 2 ngành đào tạo thạc sỹ, thuộc lĩnh vực điện, điện tử, viễn thông và công nghệ máy tính đạt trình độ chuẩn quốc gia và hướng đến chuẩn quốc tế, tiếp tục nghiên cứu mở bổ sung các chuyên ngành đào tạo về điện kỹ thuật ô tô, tự động điều khiển, IoT.

Đẩy mạnh các hoạt động học thuật và mở rộng quan hệ hợp tác với các trường đại học hàng đầu ở khu vực và trên thế giới

Hoàn thành đề án đầu tư xây dưng hệ thống phòng thí nghiệm thực hành của khoa dựa mô hình chuẩn của nước Cộng Hòa Liên ban Đức để đảm bảo được sự đồng bộ giữa chương trình, kế hoạch giảng dạy giữa lý thuyết và thực hành ờ cấp độ toàn khối kỹ thuật trong toàn trường.

 


 

 

Phần 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

4.1           Xây dựng kế hoạch hành động

Tuyển dụng giảng viên hàng năm để đạt chuẩn quy định của bộ giáo dục và đào tạo về mở ngành đào tạo, dự kiến 4GV/năm; và đề cử giảng viên tham gia chương trình đào tạo tiến sĩ để đạt tỉ lệ 50% giảng viên có học vị tiến sỹ, phát triển 2 phó giáo sư tiến sĩ.

Hoàn thiện hồ sơ kiểm định 5 chương trình đào tạo kỹ sư đại học; hoàn thiện hồ sơ mở chuyên ngành đào tạo kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật máy tính và hoàn thiện hồ sơ mở 2 mã ngành đào tạo thạc sỹ ngành kỹ thuật điện điện tử và ngành kỹ thuật điện tử viễn thông.

Cũng cố bộ máy biên chế tổ chức 4 bộ môn, mỗi bộ môn quản lý ít nhất 1 chuyên ngành đào tạo kỹ sư, lãnh đạo khoa, bộ môn có học vị tiến sỹ, phát triển ít nhất 2 phó giáo sư.

Triển khai và đưa vào sử dụng hệ thống phòng thí nghiệm thực hành của khoa để đảm bảo được sự đồng bộ giữa chương trình, kế hoạch giảng dạy và nâng cao chất lượng đào tạo.

Nâng cao năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học của tập thể viên chức khoa, chú trọng đến công tác lập kế hoạch đăng ký, thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và tích cực công bố nhiều bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế. Hoàn thành tốt nhiêm vụ giảng dạy nghiên cứu khoa học theo quy định của trường đại học Sài Gòn.

Chỉ tiêu định mức chung về kế hoạch nhiệm vụ giảng day và nghiên cứu khoa học cho từng giảng viên theo năm học là: đảm bảo 100% viên chức đều hoàn thành nhiệm vụ trên 150% định mức; trong chu kỳ hai năm học liên tiếp, mỗi giảng viên có một công trình nghiên cứu khoa học cấp trường trở lên, mỗi bộ môn có ít nhất một bài báo khoa học quốc tế, 1 bài bài báo khoa học trong nước, mỗi bộ môn có ít nhất một đề tài nghiên cứu trong điểm loại 1, một đề tài nghiên cứu trong điểm loại 2, biên soạn mới 1 giáo trình môn học, biên soạn mới 1 bài giảng học phần, tổ chức 1 hội thảo khoa học, hướng dẫn 2 đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên.

4.2      Triển khai thực hiện

Đến năm Chỉ số / nội dung thực hiện
2022-2023-     Tuyển 8 giảng viên mới; hoàn thiện hồ sơ mở chuyên ngành đào tạo kỹ sư ngành công nghệ kỹ thuật máy tính; hoàn thiện hồ sơ mở chuyên ngành đào tạo thạc sĩ ngành kỹ thuật điện tử viễn thông; nâng cao hiệu quả quản lý của 4/4 bộ môn của khoa, phát triển 2 phó giáo sư tiến sĩ; hoàn thành hệ thống phòng thí nghiệm thực hành hiện đại. Tổ chức kiểm định các chương trình đào tao kỹ sư
2024-2025-     Tuyển 4 giảng viên mới; cũng cố và nâng cao chất lượng đào tạo 5/5 chuyên ngành đào tạo kỹ sư; cũng có và nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành đào tạo thạc sĩ ngành kỹ thuật điện tử viễn thông; nâng cao hiệu quả quản lý của 4 bộ môn của khoa, phát triển 2 phó giáo sư; Nghiên cứu lập kế hoạch xây dưng hệ thống phòng thí nghiệm thực hành hiện đại theo hướng IoT. Tiếp tục triển khai kế hoạch tổ chức kiểm định các chương trình đào tạo kỹ sư
2026-2027-     Tuyển 4 giảng viên mới; cũng cố và nâng cao chất lượng đào tạo 5/5 chuyên ngành đào tạo kỹ sư; cũng có và nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành đào tạo thạc sĩ ngành kỹ thuật điện tử viễn thông; nâng cao hiệu quả quản lý của 4/4 bộ môn của khoa, phát triển 4 phó giáo sư tiến sĩ; Triển khai đưa hệ thống phòng thí nghiệm thực hành hiện đại theo hướng IoT vào giảng dạy. Tổ chức kiểm định chương trình đào tạo thạc sĩ và lập hồ sơ đăng ký chương trình đào tạo tiến sĩ

 

Kết luân: Khoa Điện tử viễn thông phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ của hiệu trưởng trường đại học học Sài Gòn giao hàng năm và tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức, phát triển lực lương giảng viên, viên chức có trình độ và năng lực chuyên môn cao để xây dựng phát khoa thành một khoa nằm trong nhóm đầu của khối trường đại học tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh về đào tạo, nghiên cứu trong lĩnh vực điện, điện tử, viễn thông và công nghệ máy tính, tiếp cận ngang tầm với các đại học danh tiếng nước ngoài trong khu vực, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Mục tiêu hướng đến của khoa là phát triển và nâng cao chất lượng 5 ngành đào tạo kỹ sư đại học, 2 ngành đào tạo thạc sỹ, lập hồ sơ đăng ký chương trình đào tạo tiến sĩ thuộc lĩnh vực điện, điện tử, viễn thông và công nghệ máy tính đạt trình độ chuẩn quốc gia và hướng đến chuẩn quốc tế.


 

 

PHỤ LỤC

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐƠN VỊ

GIAI ĐOẠN 2018-2022

MỤC TIÊU CHUNG

Xây dưng, phát triển khoa Điện tử viễn thông là trở thành một đơn vị đào tạo đại học và sau đại học, chuyên ngành điện, điện tử, viễn thông, và công nghệ kỹ thuật máy tính có chất lượng đào tạo ngày càng cao.

Xây dưng khoa Điện tử viễn thông thành đơn vị tổ chức nghiên cứu khoa học, chuyển giao các kết quả nghiên cứu mới ứng dụng vào thực tiển sản xuất, góp phần phát triển kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

Xây dưng, phát triển lực lượng giảng viên, nghiên cứu viên có trình độ và năng lực chuyên môn cao, đạt chuẩn quy định của bộ giáo dục và đào tạo về mở ngành đào tạo, giảng viên tiến sĩ để đạt tỉ lệ 50%, đáp ứng các chỉ tiêu phát triển của khoa Điện tử viễn thông, trường đại học Sài Gòn.

Hoàn thành đề án đầu tư xây dưng hệ thống phòng thí nghiệm thực hành của khoa dựa mô hình chuẩn của nước Cộng Hòa Liên ban Đức để đảm bảo được sự đồng bộ giữa chương trình, kế hoạch giảng dạy giữa lý thuyết và thực hành.

Xây dựng khoa thành một khoa nằm trong nhóm đầu của khối trường đại học tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh về nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực điện, điện tử, viễn thông và công nghệ máy tính, tiếp cận với các đại học danh tiếng trong khu vực, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

MỤC TIÊU CỤ THỂ

Mục tiêu cụ thể 1: Giảng viên và viên chức

Phát triển nâng cao trình độ giảng viên: 30 giảng viên; 15 giảng viên có trình độ tiến sĩ, 4 giảng viên trưởng bộ môn có trình độ tiến sĩ, 3 giảng viên lãnh đạo khoa có trình độ tiến sĩ, 2 giảng viên có học vị phó giáo sư tiến sĩ.  

Mục tiêu cụ thể 2: Chương trình đào tạo

 Nâng cao chất lượng đào tạo 5 chương trình đào tạo kỹ sư đại học và 2 chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành điện, điện tử, viễn thông, và công nghệ kỹ thuật máy tính, tổ chức kiểm định các chương trình đào tao của khoa.

Mục tiêu cụ thể 3: Tổ chức giảng dạy và Nghiên cứu khoa học

Chỉ tiêu định mức chung về kế hoạch nhiệm vụ giảng day và nghiên cứu khoa học cho từng giảng viên theo năm học là: đảm bảo 100% viên chức đều hoàn thành nhiệm vụ trên 150% định mức; trong chu kỳ hai năm học liên tiếp, mỗi giảng viên có một công trình nghiên cứu khoa học cấp trường trở lên, mỗi bộ môn có ít nhất một bài báo khoa học quốc tế, 1 bài bài báo khoa học trong nước, mỗi bộ môn có ít nhất một đề tài nghiên cứu trong điểm loại 1, một đề tài nghiên cứu trong điểm loại 2, biên soạn mới 1 giáo trình môn học, biên soạn mới 1 bài giảng học phần, tổ chức 1 hội thảo khoa học, hướng dẫn 2 đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên.

Mục tiêu cụ thể 4: Xây dưng hệ thống phòng thí nghiệm thực hành hiện đại

Xây dưng hệ thống phòng thí nghiệm thực hành của khoa hiện đại dựa mô hình chuẩn của nước Cộng Hòa Liên ban Đức để đảm bảo được sự đồng bộ giữa chương trình, kế hoạch giảng dạy giữa lý thuyết và thực hành ờ cấp độ toàn khối kỹ thuật trong toàn trường.

Mục tiêu cụ thể 5: Hợp tác quốc tế

Quan điểm của khoa là lựa chọn 1 trường đại học nước ngoài uy tín, đã có chương trình liên kết với các trường đại học trong nước, sử dụng ngôn ngữ tiếng anh, để liên hệ và ký kết thỏa ước hợp tác liên kết đào tạo theo các chuyên ngành kỹ thuật điện, điện tử, viễn thông và công nghệ kỹ thuật máy tính.

MỤC TIÊU/KẾT QUẢ KỲ VỌNG VÀ KẾ HOACH TRIỂN KHAI

Mục tiêu cụ thể 1: Giảng viên và viên chức

TT Mục tiêu/kết quả
kỳ vọng
Kế hoạch triển khai theo năm
2018 2019 2020 2021 2022
1Mục tiêu cụ thể 1: Giảng viên và viên chức
1.1.Kết quả kỳ vọng (GV/TS)23/7TS25/9TS27/11TS31/(14TS+1PGS)33/(15TS+2PGS)
Kết quả kỳ vọng 1: Với 5 ngành đào tạo kỹ sư và 1 ngành đào tạo thạc sĩ khoa cần 30-50 giảng viên.
Kết quả kỳ vọng 2: Số giảng viên có học vị tiến sĩ tăng, và đạt tỉ lệ 50%
1.2.Các giải pháp: Tuyển dụng mới giảng viên có trình độ từ thạc sĩ, nghiên cứu sinh trở lên, đề cử giảng viên tham gia chương trình đào tạo tiến sĩ
1.2.1.Kết quả kỳ vọng 1: Tuyển dụng4496144961449614496144961
1.2.2.Kết quả kỳ vọng 2: Phát triển giảng viên có học vị tiến sĩ/ phó giáo sư4492844928449284492844928

Mục tiêu cụ thể 2: Chương trình đào tạo

TT Mục tiêu/kết quả
kỳ vọng
Kế hoạch triển khai theo năm
2018 2019 2020 2021 2022
1Mục tiêu cụ thể 1: Phát triển 5/5 chương trình đào tạo kỹ sư; 2 chương trình đào tạo thạc sĩ
1.1.Kết quả kỳ vọng (KS); (THS); 4/5;0/2 5/5;1/25/5;1/25;2/25/5;2/2
Kết quả kỳ vọng 1: Mục tiêu của khoa là phát triển 5 ngành đào tạo kỹ sư và 2 ngành đào tạo thạc sĩ; chương trình đào tạo kỹ sư được kiểm định
Kết quả kỳ vọng 2: Mục tiêu của khoa là phát triển 2 ngành đào tạo thạc sĩ; và nghiên cứu xây dung hô sơ đăng ký chương trình đào tạo tiến sĩ vào năm 2022
1.2.Các giải pháp: Hoàn thiện hồ sơ phát triển chương trình đào tao mới
1.2.1.Kết quả kỳ vọng 1: Hồ sơ chương trình đào tạo kỹ sư mới01111
1.2.2.Kết quả kỳ vọng 2: Hồ sơ chương trình đào tạo mới trình độ thạc sĩ01122

Mục tiêu cụ thể 3: Tổ chức giảng dạy và Nghiên cứu khoa học

TT Mục tiêu/kết quả
kỳ vọng
Kế hoạch triển khai theo năm
2018 2019 2020 2021 2022
1Mục tiêu cụ thể 1: Hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học theo kế hoạch năm học
1.1.Kết quả kỳ vọng 1.51.51.51.51.5
Kết quả kỳ vọng 1: Tất cả giảng viên của khoa thực hiện trên 150% khối lượng giờ giảng và 100% giờ nghiên cứu khoa học theo quy định.
Kết quả kỳ vọng 2: 100% giảng viên thực hiện được số đề tài nghiên cứu khoa học và bài báo khoa học theo định mức
1.2.Các giải pháp: Tiếp tục tuyển dụng bổ sung giảng viên mới và nâng cao kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, tăng số giảng viên có học vị tiến sĩ để giảm khối lương giờ giảng trung bình của giảng hiện tại về mức kế hoạch
1.2.1.Kết quả kỳ vọng 1: Giảm khối lượng thực hiện1.851.751.651.551.5
1.2.2.Kết quả kỳ vọng 2: gia tăng số lượng công trình nghiên cứu khoa học hàng năm so với chỉ tiêu định mức kế hoạch11.21.41.61.8

Mục tiêu cụ thể 4: Xây dưng hệ thống phòng thí nghiệm thực hành hiện đại

TT Mục tiêu/kết quả
kỳ vọng
Kế hoạch triển khai theo năm
2018 2019 2020 2021 2022
1Mục tiêu cụ thể 1: Xây dựng hoàn thiện mô hình 8 phòng TNTH
1.1.Kết quả kỳ vọng (TH/KH)4502445085451154511545146
Kết quả kỳ vọng 1: Với 5 ngành đào tạo kỹ sư, khoa cần có 8 phòng thí nghiệm thực hành, từng bước hoàn thiện dần theo kế hoạch năm học
Kết quả kỳ vọng 2: Hoàn thiện hệ thống TNTH hiện đại theo dự án
1.2.Các giải pháp: Lập kế hoạch bổ sung mua sắm trang thiết bị thí nghiệm theo năm học. Tiếp tục triển khai hoàn thiện hệ thống TNTH hiện đai theo dự án được duyệt
1.2.1.Kết quả kỳ vọng 1: Bổ sung thiết bị để hoàn thiện dần các phòng thí nghiệm thực hành4502445085451154514645146
1.2.2.Kết quả kỳ vọng 2: Hoàn thiện 100% hệ thống TNTH hiện đại11111

Mục tiêu cụ thể 5: Hợp tác quốc tế

TT Mục tiêu/kết quả
kỳ vọng
Kế hoạch triển khai theo năm
2018 2019 2020 2021 2022
1Mục tiêu cụ thể 1: Xây dựng chương trình liên kết và duy trì lien kết với 1 cơ sở đào tạo quốc tế
1.1.Kết quả kỳ vọng 0/144927449274492744927
Kết quả kỳ vọng 1: Lựa chọn ít nhất 1 trường đại học quốc tế để liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Kết quả kỳ vọng 2: Phát triển 1 chương trình liên kết đào tạo
1.2.Các giải pháp: Tiếp tục triển khai nghiên cứu và lựa chọn trường đại học quốc tế có uy tín, sử dung tiếng anh, đã có liên kết tại Việt Nam
1.2.1.Kết quả kỳ vọng 1: Lựa chọn trường đại học quốc tế0/144927449274492744927
1.2.2.Kết quả kỳ vọng 2: Xây dưng 1 chương trình liên kết đao tạo0/144927449274492744927

 

CÁC CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN

                                                                                                

TT Mục tiêu/kết quả
kỳ vọng
Kế hoạch triển khai theo năm
2018-2022 2018 2019 2020 2021 2022
1Giảng viên23-332325273133
2Giảng viên có trình độ tiến sĩ, phó giáo sư45123710121416
3Chương trình đào tao đại học545555
4Chương trình đào tao thạc sĩ201122
5Đề tài NCKH trọng điểm loại 145026246810
6Đề tài NCKH trọng điểm loại 245026246810
7Đề tài NCKH cơ sở45026246810
8Bài báo khoa học trong nước45026246810
9Bài báo khoa học quốc tế45026246810
10Phòng TNTH845578
11Hợp tác quốc tế100111
12Số đề tại NCKH sinh viên450284681012

 

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Lập kế hoạch đề xuất nhà trường tuyển dụng giảng viên hàng năm để đạt chuẩn quy định của bộ giáo dục và đào tạo về mở ngành đào tạo, dự kiến tuyển 2-4GV/năm; và đề cử giảng viên tham gia chương trình đào tạo tiến sĩ, phó giáo sư để đạt tỉ lệ 50% giảng viên có học vị tiến sỹ, 2 phó giáo sư tiến sĩ

Hoàn thiện hồ sơ kiểm định 4 chương trình đào tạo kỹ sư đại học; hoàn thiện hồ sơ mở chuyên ngành đào tạo kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật máy tính và hoàn thiện hồ sơ mở 2 mã ngành đào tạo thạc sỹ thuộc ngành kỹ thuật điện, điện tử, viễn thông và máy tính.

Cũng cố bộ máy biên chế tổ chức 4 bộ của khoa, mỗi bộ môn quản lý ít nhất 1 chuyên ngành đào tạo kỹ sư, lành đạo khoa, bộ môn có học vị tiến sỹ, phát triển 2 phó giáo sư.

Triển khai tiếp nhận thiết bị và đưa vào sử dụng hệ thống phòng thí nghiệm thực hành hiện đại dựa mô hình chuẩn của nước Cộng Hòa Liên ban Đức, do khoa lập đề án và đã được duyệt.

Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá chất lương công tác nghiên cứu và năng lực giảng dạy của viên chức khoa, chú trọng đến số lương kế hoạch đăng ký, thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và công bố bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế.

Kết luận

Khoa Điện tử viễn thông phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ của hiệu trưởng trường đại học Sài Gòn giao hàng năm và tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức, phát triển lực lương giảng viên, viên chức có trình độ và năng lực chuyên môn để xây dựng phát khoa thành một khoa nằm trong nhóm đầu của khối trường đại học tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh về đào tạo, nghiên cứu trong lĩnh vực điện, điện tử, viễn thông và công nghệ máy tính, tiếp cận ngang tầm với các đại học quốc tế danh tiếng trong khu vực, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Phát triển và nâng cao chất lượng 5 ngành đào tạo kỹ sư đại học, 2 ngành đào tạo thạc sỹ, thuộc lĩnh vực điện, điện tử, viễn thông và công nghệ máy tính đạt trình độ chuẩn quốc gia và hướng đến chuẩn quốc tế